Mảnh vụn lịch sử
11.8.11
7.8.11
19.7.11
Ủy ban bầu cử Thái Lan đã công nhận bà Yingluck
Theo nguồn tin từ Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC), ngày 19/7, EC đã công nhận bà Yingluck Shinawatra là nghị sĩ Quốc hội Thái Lan sau cuộc bầu cử ngày 3/7 vừa qua.
Động thái này của EC được xem là bước tiến đưa bà Yingluck tới gần hơn chiếc ghế Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo một chính phủ liên minh mới do đảng Puea Thai (Vì nước Thái) lãnh đạo.
Tin cho biết tất cả các nghị sĩ cần phải được EC công nhận đủ tư cách. Đối với trường hợp của bà Yingluck, EC đã tiến hành thẩm tra một số nghi ngờ liên quan đến chiến dịch vận động tranh cử của bà này và đã ra quyết định công nhận bà có đủ tư cách nghị sĩ.
Theo Hiến pháp Thái Lan, trong vòng 30 ngày sau tổng tuyển cử, EC cần thẩm tra tư cách của 475 trong số 500 nghị sĩ để Quốc hội nước này có thể tổ chức phiên họp đầu tiên nhằm lựa chọn chủ tịch quốc hội. Sau đó, vị chủ tịch quốc hội này sẽ triệu tập phiên họp thứ hai, thường sau đó từ 1-2 ngày, để quốc hội bầu thủ tướng.
Trong diễn biến khác, Cảnh sát Thái Lan cho biết một vụ nổ bom ở huyện Bannang Sata, tỉnh Yala thuộc miền Nam Thái Lan - nơi được coi là một điểm nóng và địa bàn hoạt động của các phần tử ly khai, đã làm 9 binh sỹ và 7 thường dân bị thương trong buổi sáng cùng ngày.
Kể từ năm 2004, các cuộc nổi dậy đòi ly khai ở các tỉnh miền Nam Thái Lan như Yala, Pattani và Narathiwat, nơi có đa số người Hồi giáo sinh sống, đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người./.
VietnamPlus
Động thái này của EC được xem là bước tiến đưa bà Yingluck tới gần hơn chiếc ghế Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo một chính phủ liên minh mới do đảng Puea Thai (Vì nước Thái) lãnh đạo.
Tin cho biết tất cả các nghị sĩ cần phải được EC công nhận đủ tư cách. Đối với trường hợp của bà Yingluck, EC đã tiến hành thẩm tra một số nghi ngờ liên quan đến chiến dịch vận động tranh cử của bà này và đã ra quyết định công nhận bà có đủ tư cách nghị sĩ.
Theo Hiến pháp Thái Lan, trong vòng 30 ngày sau tổng tuyển cử, EC cần thẩm tra tư cách của 475 trong số 500 nghị sĩ để Quốc hội nước này có thể tổ chức phiên họp đầu tiên nhằm lựa chọn chủ tịch quốc hội. Sau đó, vị chủ tịch quốc hội này sẽ triệu tập phiên họp thứ hai, thường sau đó từ 1-2 ngày, để quốc hội bầu thủ tướng.
Trong diễn biến khác, Cảnh sát Thái Lan cho biết một vụ nổ bom ở huyện Bannang Sata, tỉnh Yala thuộc miền Nam Thái Lan - nơi được coi là một điểm nóng và địa bàn hoạt động của các phần tử ly khai, đã làm 9 binh sỹ và 7 thường dân bị thương trong buổi sáng cùng ngày.
Kể từ năm 2004, các cuộc nổi dậy đòi ly khai ở các tỉnh miền Nam Thái Lan như Yala, Pattani và Narathiwat, nơi có đa số người Hồi giáo sinh sống, đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người./.
VietnamPlus
5.7.11
1.7.11
Nga chuẩn bị đóng tàu sân bay hạt nhân
Hãng thông tấn RIA Novosti hôm nay (30.6) dẫn thông tin từ Tập đoàn đóng tàu Liên bang Nga cho biết, nước này sẽ hoàn thành hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này vào năm 2023.
"Chúng tôi sẽ bắt đầu thiết kế tàu sân bay của Nga vào năm 2016, và đến năm 2018, chúng tôi có thể sẽ bắt đầu đóng nó", Tổng giám đốc tập đoàn trên, ông Roman Trotsenko nói.
Cũng theo ông Trotsenko, quá trình đóng con tàu sân bay này có thể kéo dài 5 năm và dự kiến nó sẽ được hoàn thành đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nga vào năm 2023.
Hiện Nga chỉ có một tàu sân bay đang hoạt động nhưng chạy bằng động cơ hơi nước là hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov. Chiếc tàu này được khởi động vào năm 1985 ở thời Liên Xô và phải đến đầu những năm 1990, nó mới chính thức đi vào hoạt động và hiện được triển khai trong Hạm đội Biển Bắc.
Được biết, vào ngày 17.6 qua, Nga cũng ký bản hợp đồng mua hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng loại Mistral của Pháp. Bản hợp đồng trị giá 1,1 tỉ euro (khoảng 1,6 tỉ USD) được ký kết giữa tập đoàn quân sự Rosobornexport của Nga với hãng đóng tàu chiến DCNS của Pháp, theo AFP.
Tàu sân bay Mistral có thể chở 16 chiếc trực thăng với 6 chiếc hoạt động cùng lúc, 4 chiếc tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép và thủy thủ đoàn 160 người. Nó bao gồm cả một bệnh viện 69 giường.
Tiến Dũng
Nga sẽ bắn thử tên lửa trên tàu ngầm tối tân nhất
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey 1 Yuri Dolgoruky vừa
có đợt bắn thử lần đầu tiên tên lửa Bulava - Ảnh: Reuters
có đợt bắn thử lần đầu tiên tên lửa Bulava - Ảnh: Reuters
Hải quân Nga dự kiến sẽ bắn thử tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky vào cuối năm nay, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Đô đốc Vladimir Vysotsky của Hải quân Nga cho biết hôm 30.6.
Alexander Nevsky là tàu ngầm hạt nhân lớp Borey 2 hiện đại nhất của Nga, hiện đang được hoàn thành các công đoạn cuối tại xưởng đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước này.
"Trong năm nay, chúng tôi sẽ bắn thử tên lửa Bulava lần đầu tiên từ Alexander Nevsky - tàu ngầm thứ hai được chỉ định sẽ sở hữu loại tên lửa này", ông Vysotsky cho biết tại Triển lãm Quốc phòng hàng hải quốc tế lần 5 (IMDS-2011) tại Petersburg.
Trước đó, vào ngày 28.6 vừa qua, Nga cũng đã bắn thử thành công tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân lớp Borey 1 có tên Yuri Dolgoruky tại vùng biển Bạch Hải. Theo AP, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách khoảng 5.500 km.
Được biết, tên lửa liên lục địa Bulava (NATO gọi là SS-NX-30) được xem sẽ là vũ khí chiến lược hàng đầu của quân đội Nga trong thời gian tới.
Nó có tầm bắn hơn 8.000 km và có thể mang đến 10 đầu đạn hạt nhân. Bulava gồm ba tầng và được thiết kế nhằm trang bị cho thế hệ tàu ngầm hạt nhân lớp Borey tối tân của Nga.
Tính luôn đợt bắn thử thành công hôm 28.6 thì Bulava đã có tổng cộng 15 lần được thử nghiệm, tuy nhiên chỉ mới 8 lần bắn thành công.
Dự kiến Nga có kế hoạch bắn thử thêm bốn lần nữa trước khi chính thức trang bị cho quân đội vào cuối năm 2011.
Tiến Dũng
Phe nổi dậy ngừng cuộc chiến khi Gaddafi ra đi
Lực lượng nổi dậy tại Libya hôm nay (1.7) cho biết, họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chấm dứt cuộc xung đột với chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, nhưng sẽ chỉ ngừng cuộc chiến nếu ông này từ bỏ quyền lực, theo AFP.
"Nếu chúng tôi thấy ông Gaddafi rút lui, chúng tôi sẵn sàng dừng (chiến sự) lại và đàm phán với những người anh em của chúng tôi xung quanh Gaddafi", người đại diện cho Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Mansour Safy Al-Nasr nói.
Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy sẽ không rút lui, "không trong thời điểm này", ông Safy Al-Nasr cho biết bên lề hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) tại thủ đô Malabo của Guinea Xích đạo, và cũng không loại trừ việc tiến chiếm thủ đô Tripoli.
Nếu các chiến dịch quân sự tiến triển đến việc bao vây Tripoli, ông Gaddafi sẽ phải chấp nhận từ bỏ quyền lực. Gaddafi đang bị cô lập, ông ta phải sống trong hầm trú ẩn, không thể di chuyển và ông ta không có một cuộc sống, ông Safy Al-Nasr nói.
Người đại diện của quân nổi dậy cũng bác bỏ một tuyên bố của AU hôm 26.6 rằng đại tá Gaddafi chấp nhận đứng ngoài các cuộc thương thảo về việc chấm dứt cuộc xung đột tại đất nước Bắc Phi trong hơn 4 tháng qua. "Ông ta không bao giờ nói điều đó", ông Safy Al-Nasr khẳng định.
Trong ngày 30.6, các nhà lãnh đạo AU đã đưa ra đề xuất về lộ trình đem lại hòa bình cho Libya, trong đó bao gồm lệnh ngừng bắn, viện trợ nhân đạo, giai đoạn chuyển giao quyền lực và cải cách dân chủ cùng một cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, cuộc họp đã kết thúc vào rạng sáng 1.7 (giờ địa phương) mà chưa có sự đồng thuận về điều kiện trước tiên là ông Gaddafi phải ra đi và các nhà lãnh đạo AU sẽ tiếp tục bàn thảo ở cuộc gặp trong ngày hôm nay (10 giờ theo giờ địa phương, tức 16 giờ theo giờ VN).
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 30.6 đã yêu cầu có một lời giải thích từ phía Pháp về việc nước này trang bị vũ khí cho quân nổi dậy.
"Nếu điều này được xác nhận, đó sẽ là sự vi phạm trắng trợn Nghị quyết 1970 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc", ông Lavrov nói, đề cập đến lệnh cấm vận vũ khí toàn diện đối với Libya kể từ tháng 2.2011.
Cùng với đó, Trung Quốc và AU cũng tỏ ra lo ngại việc Pháp thả vũ khí cho quân nổi dậy ở Libya và cho rằng hành động này vi phạm Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ dân thường. Chủ tịch AU Jean Ping trong hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra cảnh báo, vũ khí có thể rơi vào tay lực lượng Al-Qaeda và tình hình sẽ càng leo thang.
Tiến Dũng
Subscribe to:
Posts (Atom)